Bánh ăn dặm là gì? Lợi ích và kinh nghiệm chọn bánh cho bé

14.05.2024 - 09:16

Bánh ăn dặm để bổ sung dưỡng chất trong quá trình phát triển của bé mà nhiều bậc phụ huynh ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, liệu cho cho bé ăn dặm để thay thế buổi ăn chính được không và giai đoạn nào thì phù hợp. Hãy cùng NCL STORE tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Bánh ăn dặm là gì?

Khi con cái tiến vào độ tuổi năm tháng, việc nạp thêm cháo và sữa vào chế độ ăn uống không còn đủ. Bánh ăn dặm là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung chất dinh dưỡng cho các thiên thần nhỏ của chúng ta. Chúng không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn khám phá thế giới xung quanh qua việc tập cầm, tập bốc, và học cách đưa thức ăn vào miệng.

Những chiếc bánh ăn dặm này đã được chế biến sẵn cho lứa tuổi từ năm tháng trở lên và chứa đầy đủ những chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của bé yêu. Bé sẽ nhanh chóng thích nghi với chế độ ăn thêm ngoài sữa mẹ và trải nghiệm thế giới mà bánh mang lại.

Lợi ích của bánh cho bé ăn dặm?

Bên cạnh sữa mẹ và các món ăn dặm như cháo, rau củ quả nghiền, bánh cũng là một sự lựa chọn hấp dẫn dành cho bé. Sử dụng bánh ăn dặm mang đến một loạt lợi ích rất đặc biệt như:

  • Một sản phẩm ăn kèm nhưng lại đóng góp vai trò quan trọng để giúp em rèn luyện kỹ năng cầm của tay và nhai của hàm răng. Đồng thời bánh cho lứa tuổi ăn dặm được chế biến nhiều hương vị khác nhau giúp trẻ em kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn.
  • Bánh được nghiên cứu và chế biến đáp ứng nhu cầu tổng hợp các chất dinh dưỡng cấn thiết cho trẻ như: đạm, canxi, các vitamin A, vitamin C,..
  • Đặc biệt là được chế biến riêng theo từng tháng tuổi giúp cho bé không gặp khó khăn trong quá trình hấp thu và tiêu hóa.
  • Bánh cho bé ăn dặm dễ tan trong nước nên mẹ không sợ trẻ bị hóc hay nghẹn trong quá trình ăn.
  • Được chế biến và đóng gói sạch sẽ, tiện lợi giúp mẹ tiết kiệm thời gian chăm sóc bé hơn.

Kinh nghiệm chọn bánh ăn dặm cho bé

Trên thị trường hiện nay, bánh ăn dặm có nhiều loại khác nhau, được thiết kế đặc biệt cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm, chọn những chiếc bánh nhỏ, dễ tan trong miệng là quan trọng để tránh nguy cơ hóc. Còn đối với các bé lớn hơn, có thể thử những chiếc bánh lớn hơn, dễ cầm hơn.

Bánh ăn dặm thường được thiết kế với hương vị thơm ngon và khả năng tan trong miệng, điều này thúc đẩy trẻ em thích thú và tạo thói quen tập nhai. Các nhà sản xuất cũng rất khéo léo khi tạo ra các hình dạng độc đáo cho bánh, giúp bé cảm thấy thú vị hơn khi ăn.

Để đảm bảo vệ sinh, mẹ nên lựa chọn những chiếc bánh được đóng gói riêng biệt để tránh ảnh hưởng đến bánh khác. Thành phần dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng, với mức chất đạm trên 12%, chất béo 25%, và đường/tinh bột 50-60%. Ngoài ra, các loại bánh ăn dặm thường được bổ sung thêm sắt, canxi, kẽm và các chất vi lượng khác để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng.

Do khứu giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, việc lựa chọn bánh ăn dặm với các hương vị như cam, táo, chuối, hay khoai lang có thể giúp bé phát triển khả năng nhận biết mùi vị và tạo sự thú vị trong việc ăn uống. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không nên mua các loại bánh ăn dặm chứa quá nhiều đường, vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng loại bánh ăn dặm, vì vậy để lựa chọn sản phẩm chất lượng, mẹ nên tham khảo các thương hiệu uy tín và được đánh giá tích cực từ người dùng.

Các câu hỏi về bánh ăn dặm mẹ thường băn khoăn?

Khi thực hiện chế độ ăn dặm và đối mặt với nhiều loại thực phẩm và bánh ăn dặm khác nhau, các bậc phụ huynh thường gặp khá nhiều khúc mắc. Họ có thể đặt ra những câu hỏi như: Nên chọn thực phẩm nào cho phù hợp? hoặc Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn bánh ăn dặm? Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp các bậc phụ huynh giải quyết những băn khoăn về việc cho bé ăn bánh ăn dặm.

Thời điểm nào nên cho bé ăn bánh ăn dặm?

Khi con bé đã bước sang tuổi 5 tháng, các bậc phụ huynh có thể bắt đầu quen dần bé với cháo lỏng và một số loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, như cháo từ các loại ngũ cốc, rau củ hoặc nước lọc. Đối với bánh ăn dặm, việc làm quen nên bắt đầu từ việc cho bé cầm nắm bánh và đặt vào miệng. Thời điểm thích hợp để sử dụng từng loại bánh cụ thể thường được ghi rõ trên bao bì sản phẩm (dành cho trẻ từ mấy tháng trở lên). Thông thường, những loại bánh ăn dặm chứa sữa và kết hợp với rau củ quả có thể dùng cho bé từ 7 tháng trở lên. Trái lại, những sản phẩm chứa gia vị hoặc chất đạm động vật thường phù hợp hơn cho các bé trên 1 tuổi.

Bánh ăn dặm có tốt không?

Bánh ăn dặm có lợi cho bé không? Đây là câu hỏi mà hầu hết các bậc phụ huynh đặt ra khi xem xét sử dụng bánh ăn dặm. Câu trả lời đơn giản là có, nếu mẹ biết cách và cân nhắc trong việc cho bé ăn. Bánh ăn dặm không chỉ giúp bé bổ sung các dưỡng chất cần thiết mà còn thúc đẩy quá trình phát triển kỹ năng nhai, hoạt động của tuyến nước bọt, cũng như khám phá vị giác và cải thiện kỹ năng cầm nắm ngay từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu ăn dặm, sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất cho bé, và việc sử dụng bánh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Mẹ cần xem xét số lượng và thành phần của bánh để đảm bảo phù hợp với từng tháng tuổi của bé.

Bánh ăn dặm cho giúp răng bé phát triển?

Thật sự, bánh ăn dặm không đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển răng cho bé. Thay vào đó, trong giai đoạn này, bé đang trải qua quá trình mọc răng, và nướu răng của bé có thể trở nên ngứa ngáy. Bé thích gặm nhai bánh ăn dặm chủ yếu để làm dịu cảm giác ngứa này.

Cho bé ăn bánh ăn dặm như thế nào tốt?

Bánh ăn dặm được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn của bé, và mẹ cần tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm để lựa chọn phù hợp nhất cho con. Bé có thể ăn bánh trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn bằng cách cho bé tự cầm và thử gặm. Điều này giúp bé phát triển khả năng cầm nắm và tự điều chỉnh việc ăn. Đối với bé nhỏ hơn, mẹ có thể bẻ bánh thành những phần nhỏ hơn và kết hợp với sữa cho bé ăn. Bằng cách này, bé sẽ tránh được tình trạng hóc hoặc nghẹn khi ăn bánh.

Bánh ăn dặm thường giòn và dễ tan, vì vậy sau khi mở nắp, mẹ nên cho bé dùng ngay và lưu ý bảo quản kín để tránh bánh bị ẩm khi không sử dụng.

Thành phần dinh dưỡng trong bánh

Theo sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, khi lựa chọn bánh ăn dặm cho bé, nên tìm sản phẩm có tỷ lệ năng lượng đến từ chất đạm trên 12% tổng năng lượng, chất béo trên 25%, bột đường khoảng 50% - 60%, và điều này nên kèm theo các chất bổ sung như sắt, canxi, kẽm...

Một vài lưu ý khi cho bé ăn bánh ăn dặm?

  • Với bé ít tháng thì mẹ nên chọn sản phẩm bánh ăn dặm có kích thước nhỏ, dễ tan để tránh bị hóc hay nghẹn
  • Thị trường bánh ăn dặm rất da dạng, mẹ nên tìm hiểu kỹ về thương hiệu sản phẩm cũng như thời gian sử dụng thích hợp cho lứa tuổi của con.
  • Sau khi mở nắp mẹ nên cho mẹ dùng luôn, hoặc nên chọn mua loại có đóng gói nhỏ riêng để bảo quản được vệ sinh và đúng quy cách hơn.
  • Hạn chế lựa chọn bánh có thành phần đường nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Nên chọn lựa những bánh có hương vị trái cây như táo, chuối, dâu sẽ kích thích bé ăn hơn.
  • Với bé lớn hơn thì mẹ có thể chọn lựa bánh có kích thước lớn hơn, dạng thanh dễ cầm.

Bánh ăn thay bữa chính?

Bánh ăn dặm có thể coi là một lựa chọn tiện lợi, dự phòng khi bạn không có thời gian chế biến bữa ăn nhanh cho bé. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bánh ăn dặm không thể thay thế bữa ăn chính của bé vì nó không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé.

Trên đây là bài viết Bánh ăn dặm - Lợi ích và kinh nghiệm chọn bánh cho bé mà NCL STORE vừa mang đến cho bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Nguyễn Công Lý

Sức khỏe và làm đẹp

Tác giả Công Lý là một kỹ sư công nghệ thông tin, anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...